Thời gian làm việc Thứ 2 đến Thứ 7, từ 9:00 - 19:00

Khánh Linh PC - Workstation  Hi-End PC & IT Solutions

Hotline : 0977939777 - 0966799777

Thời Gian Làm Việc :

Từ Thứ 2 đến Thứ 7 (9h00 - 19h00)

Địa Chỉ : 224/37 Lý Thường Kiệt, P.14, Q.10, TP.HCM, Việt Nam

Giỏ hàng 0
Giỏ hàng
Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Tìm hiểu về nguồn chuẩn intel ATX 3.0 vừa ra mắt 2022 - Tất tần tật về tiểu chuẩn nguồn ATX 3.0

Một tiêu chuẩn nguồn mới đến từ Intel dẫn đến những thay đổi lớn trong thị trường công nghệ thông tin.

 

1. Tổng quan các thay đổi về chuẩn nguồn ATX 3.0

Vào ngày 1 tháng 2 năm 2022, thông số kỹ thuật ATX 3.0 trở thành thông tin chính thức mang lại nhiều thay đổi đáng kể cho tiêu chuẩn nguồn. Những thông tin này không được quá quan tâm, nhưng kể từ khi RTX 40 Series ra mắt, đòi hỏi bộ nguồn có công sức lớn hơn tối thiểu 850W và cần hỗ trợ đầu nối chân cắm nguồn 12VPWR người dùng bắt đầu quan tâm tới chuẩn nguồn ATX 3.0

Kể từ khi thông tin được công bố chính thức, bất kì PSU nào sở hữu công suất trên 450W đều phải bao gồm đầu nối 12 + 4 chân mới cho Card đồ họa. Các tiêu chuẩn nguồn mới đảm bảo rằng sẽ không có bất kì sự thiếu hụt về nguồn điện nào dẫn đến tắt máy, hỏng hóc để tương thích với thế hệ RTX 40 Series cực kì ngốn điện sắp tới. Bạn nên đầu tư vào nguồn của mình nếu không bạn sẽ không thể khai thác hết hiệu năng của RTX 40 Series

 

 

Nếu bạn muốn sở hữu RTX 40 Series sắp tới đặt trước ngay tại Khánh Linh PC để nhận nhiều ưu đãi cùng các quà tặng hấp dẫn.

 

Những thay đổi về tiêu chuẩn nguồn ATX 3.0 bao gồm những thay đổi lớn như sau :

 

- Đầu nối 12VHPWR mới cho Card đồ họa có thể cung cấp tới 600W
- 12VHPWR phải được dán nhãn theo công suất tối đa
- Tất cả các nguồn sở hữu công suất lớn hơn 450W phải có đầu nối 12VHPWR để đạt chuẩn ATX 3.0
- Nguồn gửi thông tin về khả năng cấp nguồn của nó đến PCIe nên nó có thể giới hạn công suất cho phù hợp
- Tiêu chuẩn nguồn mới ATX 3.0 yêu cầu PSU có thể bật tắt 175.200 lần mỗi năm trong vòng đời của nó mà không bị hỏng
- Thay đổi về chế độ nguồn điện thấp. Yêu cầu trên 60% đối với 10W hoặc 2% công suất định mức tối đa và trên 70% là khuyến nghị
- Tăng khả năng chịu đựng cho các xung điện cao, cho các nền tảng PSU tương thích. Lên đến 200% công suất định mức của PSU cho 100μs với chu kỳ nhiệm vụ 10%
- Tăng tốc độ quay vòng cho tải tạm thời (cao hơn 2,5 - 5 lần đối với Rail + 12V)
- Các giới hạn quy định tải rộng hơn cho Rail + 12V (+5 đến -8% trên các đầu nối PCIe và +5 đến -7% cho các đầu nối khác)
- Thay đổi tốc độ của tín hiệu Bật nguồn để cho phép phản hồi nhanh hơn và đánh thức hệ thống
- Yêu cầu về hiệu quả và thiết kế đối với Chế độ công suất thấp thay thế (ALPM), trước đây được gọi là Chế độ ngủ thay thế
- Các nhãn trên PSU phải bao gồm thời gian T1 và T3, trong số những nhãn khác
- Bổ sung một tiêu chuẩn chứng nhận mới, Cybenetics, bên cạnh 80 Plus

 

2. Đầu nối 12VHPWR cho VGA và ghi nhãn đánh đấu công suất

Đầu nối 12 + 4 cung cấp nguồn cho VGA là bắt buộc đối với những nguồn có công suất từ 450W trở lên.

Các nhãn PSU phải bao gồm các giá trị thời gian (T1 và T3) và bất kỳ đầu nối 12VHPWR nào phải được dán nhãn theo công suất tối đa được hỗ trợ theo các chân SENSE 0/1. Trong trường hợp các đường cảm giác là động, tài liệu của sản phẩm phải mô tả các mức công suất được hỗ trợ dựa trên số lượng cạc PCIe (đồ họa) được cài đặt.

 

 

3. Thêm một tiêu chuẩn nguồn mới song song cùng 80 Plus

Tiêu chuẩn này đưa ra các thông số về hiệu suất và độ ồn được Cybenetics LTD cung cấp, đây là lần đâu tiên Intel đề cập đến một chứng nhận khác ngoài 80 Plus.

 

zalo
hotline 0966.799.777
TƯ VẤN KHÁCH HÀNG