Thời gian làm việc Thứ 2 đến Thứ 7, từ 9:00 - 19:00

Khánh Linh PC - Workstation  Hi-End PC & IT Solutions

Hotline : 0977939777 - 0966799777

Thời Gian Làm Việc :

Từ Thứ 2 đến Thứ 7 (9h00 - 19h00)

Địa Chỉ : 224/37 Lý Thường Kiệt, P.14, Q.10, TP.HCM, Việt Nam

Giỏ hàng 0
Giỏ hàng
Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Tản Nhiệt Khí Cooler Master Hyper 620S ARGB 6 Ống Đồng

850,000 đ

Thông tin cơ bản:

  • - Nhà sản xuất: CoolerMaster
  • - Tên sản phẩm: Hyper 620S
  • - Màu sắc: Đen/ Xám
  • - Bảo hành: 2 năm
  • - Tình trạng: 100% mới
Tổng: 850,000đ
Thêm vào giỏ Mua ngay
Hình Thức Thanh Toán

Yên Tâm Mua Hàng

- Sản Phẩm Chính Hãng

- Đa Dạng Hình Thức Thanh Toán

- Nhiều Dòng Sản Phẩm

- Hỗ Trợ Trả Góp 0%

Chính Sách Giao Hàng

GIAO HÀNG

Miễn phí giao hàng trong nội thành TP.HCM bán kính 12km với hoá đơn trên 15.000.000đ.
 

ĐỔI TRẢ

Đổi mới sản phẩm trong 7 ngày nếu lỗi từ nhà sản xuất.

THÔNG SỐ KỸ THUẬT

Nhà sản xuất  CoolerMaster
Tên sản phẩm  Hyper 620S
Màu sắc  Đen/ Xám
CPU Socket  LGA1700, LGA1200, LGA1151, LGA1150, LGA1155, LGA1156, AM5, AM4
Kích thước (L x W x H)  125 x 137 x 154.9 mm
Heat Sink Material  6 Heat Pipes, Aluminum Fins
Fan tản nhiệt   - Fan Dimensions (L x W x H) 120 x 120 x 25mm
 - Fan Profiles Addressable RGB
 - Fan Quantity 2 PCS
 - Fan Speed 650-1750 RPM ± 10%
 - Fan Airflow 71.93 CFM (Max)
 - Fan Air Pressure 1.86 mmH₂O (Max)
 - Fan MTTF >160,000 Hours
 - Fan Noise Level 27.2 dBA
 - Fan Bearing Type Rifle Bearing
 - Fan Power Connector 4-Pin (PWM)
 - Fan Rated Voltage 12 VDC
 - Fan Rated Current 0.26A
 - Fan Safety Current 0.37A
 - Fan Power Consumption 3.12W
Cooler Type  Air Cooler
Heatpipes  6
Bảo hành  2 năm

 

Giới thiệu

TDP hay Thermal Design Power (Công suất thiết kế nhiệt) đã được các nhà sản xuất CPU đưa ra để chỉ định mức nhiệt mà một bộ vi xử lý cụ thể sẽ tỏa ra, để khách hàng có thể chọn một bộ tản nhiệt thích hợp. Đáp lại, các nhà sản xuất tản nhiệt đã bắt đầu chỉ định mức TDP mà tản nhiệt của họ hỗ trợ. Do đó, đây là một thông số rất quan trọng để người dùng lựa chọn một bộ tản nhiệt phù hợp với vi xử lý cho hệ thống đang sử dụng. Nếu lựa chọn không đúng tản nhiệt, CPU khi hoạt động sẽ rất nóng và là nguyên nhân chính gây ra mất ổn định hệ thống khi tải nặng, hoặc hiệu năng bị sụt giảm nghiêm trọng khi mức xung nhịp của CPU hoạt động không đúng thông số công bố.

Tuy nhiên, các thông số TDP do Intel và AMD công bố ngày càng trở nên sai lệch và không chính xác trong những thế hệ vi xử lý gần đây. Chẳng hạn như vi xử lý Intel i9 11900K được Intel công bố mức TDP là 125W, nhưng nó lại tạo ra công suất nhiệt lên tới ~ 300W. Trước đây, việc đẩy CPU vượt quá mức TDP được chỉ định của chúng thường yêu cầu người dùng điều chỉnh thủ công (ép xung), nhưng ở hiện tại nhiều CPU đã tự động vượt qua mức TDP được công bố chính thức bằng cách sử dụng các chế độ Turbo của chúng. Các cài đặt Turbo này thường được nâng cao hơn nữa bởi nhiều bo mạch chủ dòng cao cấp, vốn không thực thi các giới hạn điện năng được đề xuất từ ​​Intel và AMD theo mặc định, trừ khi chúng được người dùng giới hạn theo cách thủ công.

Do đó, việc lựa chọn một tản nhiệt phù hợp trong bối cảnh hiện tại cũng mang lại rất nhiều băn khoăn cho người dùng. Trên blog của mình đã có rất nhiều đánh giá về các loại tản nhiệt khác nhau, từ Air cho tới AIO. Trong khuôn khổ bài viết này, mình sẽ mang lại cái nhìn tổng quát nhất cho mọi người về dòng sản phẩm tản nhiệt khí mới nhất 620S đến từ Cooler Master.

Cooler Master 620S

Nếu là các tín đồ công nghệ hoặc là kĩ thuật viên của các đơn vị đại lý bán lẻ linh phụ kiện có uy tín trên toàn quốc, chắc hẳn mọi người đều không thể không biết đến tản nhiệt khí quốc dân trong phân khúc cận cao cấp, đó là Cooler Master MA620P. Đây là dòng tản nhiệt khí bán chạy nhất của Cooler Master ở thời điểm mà vi xử lý Core I9-9900K được ra mắt, với hiệu năng và giá thành tốt trong phân khúc. Tuy nhiên, MA620P đem lại một cảm giác cực kì khó chịu và gây khó dễ cho nhiều người dùng, ngay cả kĩ thuật viên giàu kinh nghiệm cũng phải than thở khi tính khả dụng về lắp đặt của dòng sản phẩm này rất phức tạp và tốn thời gian, thậm chí có nhiều người đã từng phải đổ máu vì nó.

Nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của người dùng, cũng như bổ sung cho thị trường những sản phẩm tản nhiệt khí có chất lượng cao về hiệu năng, có tính thẩm mỹ lớn nhưng khả năng lắp đặt phải cực kì dễ dàng. Cooler Master tiếp tục tung ra dòng tản nhiệt khí 620S với rất nhiều thay đổi đáng giá, bao gồm tính thẩm mỹ cao khi trang bị 2 quạt ARGB đẹp đẽ, thiết kế tháp đôi phổ biến và hiệu năng được cho là ngang ngửa với tiền nhiệm MA620P nhưng có mức giá dễ chịu hơn nhiều.

Cooler Master 620S hỗ trợ các nền tảng phổ biến như Intel LGA1700/1200/1151/1150/1155/ và AMD AM3/AM4/AM5, tuy nhiên không hỗ trợ cho dòng TR4/sTRX hay LGA2011/LGA2066. Phụ kiện đi kèm của sản phẩm cũng khá phong phú, nhưng nổi bật nhất bao gồm các thứ như bên dưới và chúng được đặt trong các túi riêng biệt có dán nhãn để người dùng dễ dàng phân biệt được:

  • - 01 cáp chia PWM
  • - 01 cáp chia A-RGB 5V
  • - 04 kẹp kim loại để gắn hai quạt lên tản nhiệt
  • - Giá đỡ kim loại cho bo mạch chủ Intel 
  • - Giá đỡ kim loại cho bo mạch chủ AMD 
  • - Bracket cho socket Intel LGA1700 
  • - Keo tản nhiệt cao cấp CryoFuze
  • - Hướng dẫn sử dụng và lắp đặt
  • - Miếng vệ sinh keo tản

Cooler Master 620S được thiết kế theo đúng dạng tháp đôi điển hình, trong đó lá tản nhiệt được kết hợp với các ống dẫn nhiệt hình chữ U kéo dài về hai phía của mặt đế tiếp xúc với CPU. Kích thước tổng thể của tản nhiệt theo nhà sản xuất là 125 × 137x 154.9mm (LxWxH). Với chiều cao 154.9mm thì 620S dễ dàng tương thích với rất nhiều vỏ case trên thị trường, nhất là các vỏ case phổ thông giá trị thấp. 

620S được trang bị 6 ống dẫn nhiệt (Heatpipe) được gia công với chất lượng cao, đường kính 6mm kết nối với phần đế đồng CPU được đánh bóng kĩ lưỡng nhằm tiếp xúc tốt hơn với IHS CPU để nâng cao hiệu quả giải nhiệt. Hầu hết các tản nhiệt thuộc phân khúc trung và cao cấp đều sử dụng phương pháp tản nhiệt này. Các ống dẫn nhiệt và lá nhôm tản nhiệt được kết nối bằng phương pháp ép khít cơ bản với 50 lá nhôm được bố trí xếp chồng lên nhau như tòa nhà cao tầng, đây là kiểu bố trí rất cơ bản ở các dòng tản nhiệt khí. Đặc biệt hơn cả là 620S hoàn tương không cấn RAM hoặc Heatsink VRM trên Main  khi phần tản nhiệt ở phía bên dưới được cắt tỉa gọn gàng và thu hẹp khoảng 1cm so với bên trên.

 

THÔNG SỐ KỸ THUẬT

Nhà sản xuất  CoolerMaster
Tên sản phẩm  Hyper 620S
Màu sắc  Đen/ Xám
CPU Socket  LGA1700, LGA1200, LGA1151, LGA1150, LGA1155, LGA1156, AM5, AM4
Kích thước (L x W x H)  125 x 137 x 154.9 mm
Heat Sink Material  6 Heat Pipes, Aluminum Fins
Fan tản nhiệt   - Fan Dimensions (L x W x H) 120 x 120 x 25mm
 - Fan Profiles Addressable RGB
 - Fan Quantity 2 PCS
 - Fan Speed 650-1750 RPM ± 10%
 - Fan Airflow 71.93 CFM (Max)
 - Fan Air Pressure 1.86 mmH₂O (Max)
 - Fan MTTF >160,000 Hours
 - Fan Noise Level 27.2 dBA
 - Fan Bearing Type Rifle Bearing
 - Fan Power Connector 4-Pin (PWM)
 - Fan Rated Voltage 12 VDC
 - Fan Rated Current 0.26A
 - Fan Safety Current 0.37A
 - Fan Power Consumption 3.12W
Cooler Type  Air Cooler
Heatpipes  6
Bảo hành  2 năm

 

Giới thiệu

TDP hay Thermal Design Power (Công suất thiết kế nhiệt) đã được các nhà sản xuất CPU đưa ra để chỉ định mức nhiệt mà một bộ vi xử lý cụ thể sẽ tỏa ra, để khách hàng có thể chọn một bộ tản nhiệt thích hợp. Đáp lại, các nhà sản xuất tản nhiệt đã bắt đầu chỉ định mức TDP mà tản nhiệt của họ hỗ trợ. Do đó, đây là một thông số rất quan trọng để người dùng lựa chọn một bộ tản nhiệt phù hợp với vi xử lý cho hệ thống đang sử dụng. Nếu lựa chọn không đúng tản nhiệt, CPU khi hoạt động sẽ rất nóng và là nguyên nhân chính gây ra mất ổn định hệ thống khi tải nặng, hoặc hiệu năng bị sụt giảm nghiêm trọng khi mức xung nhịp của CPU hoạt động không đúng thông số công bố.

Tuy nhiên, các thông số TDP do Intel và AMD công bố ngày càng trở nên sai lệch và không chính xác trong những thế hệ vi xử lý gần đây. Chẳng hạn như vi xử lý Intel i9 11900K được Intel công bố mức TDP là 125W, nhưng nó lại tạo ra công suất nhiệt lên tới ~ 300W. Trước đây, việc đẩy CPU vượt quá mức TDP được chỉ định của chúng thường yêu cầu người dùng điều chỉnh thủ công (ép xung), nhưng ở hiện tại nhiều CPU đã tự động vượt qua mức TDP được công bố chính thức bằng cách sử dụng các chế độ Turbo của chúng. Các cài đặt Turbo này thường được nâng cao hơn nữa bởi nhiều bo mạch chủ dòng cao cấp, vốn không thực thi các giới hạn điện năng được đề xuất từ ​​Intel và AMD theo mặc định, trừ khi chúng được người dùng giới hạn theo cách thủ công.

Do đó, việc lựa chọn một tản nhiệt phù hợp trong bối cảnh hiện tại cũng mang lại rất nhiều băn khoăn cho người dùng. Trên blog của mình đã có rất nhiều đánh giá về các loại tản nhiệt khác nhau, từ Air cho tới AIO. Trong khuôn khổ bài viết này, mình sẽ mang lại cái nhìn tổng quát nhất cho mọi người về dòng sản phẩm tản nhiệt khí mới nhất 620S đến từ Cooler Master.

Cooler Master 620S

Nếu là các tín đồ công nghệ hoặc là kĩ thuật viên của các đơn vị đại lý bán lẻ linh phụ kiện có uy tín trên toàn quốc, chắc hẳn mọi người đều không thể không biết đến tản nhiệt khí quốc dân trong phân khúc cận cao cấp, đó là Cooler Master MA620P. Đây là dòng tản nhiệt khí bán chạy nhất của Cooler Master ở thời điểm mà vi xử lý Core I9-9900K được ra mắt, với hiệu năng và giá thành tốt trong phân khúc. Tuy nhiên, MA620P đem lại một cảm giác cực kì khó chịu và gây khó dễ cho nhiều người dùng, ngay cả kĩ thuật viên giàu kinh nghiệm cũng phải than thở khi tính khả dụng về lắp đặt của dòng sản phẩm này rất phức tạp và tốn thời gian, thậm chí có nhiều người đã từng phải đổ máu vì nó.

Nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của người dùng, cũng như bổ sung cho thị trường những sản phẩm tản nhiệt khí có chất lượng cao về hiệu năng, có tính thẩm mỹ lớn nhưng khả năng lắp đặt phải cực kì dễ dàng. Cooler Master tiếp tục tung ra dòng tản nhiệt khí 620S với rất nhiều thay đổi đáng giá, bao gồm tính thẩm mỹ cao khi trang bị 2 quạt ARGB đẹp đẽ, thiết kế tháp đôi phổ biến và hiệu năng được cho là ngang ngửa với tiền nhiệm MA620P nhưng có mức giá dễ chịu hơn nhiều.

Cooler Master 620S hỗ trợ các nền tảng phổ biến như Intel LGA1700/1200/1151/1150/1155/ và AMD AM3/AM4/AM5, tuy nhiên không hỗ trợ cho dòng TR4/sTRX hay LGA2011/LGA2066. Phụ kiện đi kèm của sản phẩm cũng khá phong phú, nhưng nổi bật nhất bao gồm các thứ như bên dưới và chúng được đặt trong các túi riêng biệt có dán nhãn để người dùng dễ dàng phân biệt được:

  • - 01 cáp chia PWM
  • - 01 cáp chia A-RGB 5V
  • - 04 kẹp kim loại để gắn hai quạt lên tản nhiệt
  • - Giá đỡ kim loại cho bo mạch chủ Intel 
  • - Giá đỡ kim loại cho bo mạch chủ AMD 
  • - Bracket cho socket Intel LGA1700 
  • - Keo tản nhiệt cao cấp CryoFuze
  • - Hướng dẫn sử dụng và lắp đặt
  • - Miếng vệ sinh keo tản

Cooler Master 620S được thiết kế theo đúng dạng tháp đôi điển hình, trong đó lá tản nhiệt được kết hợp với các ống dẫn nhiệt hình chữ U kéo dài về hai phía của mặt đế tiếp xúc với CPU. Kích thước tổng thể của tản nhiệt theo nhà sản xuất là 125 × 137x 154.9mm (LxWxH). Với chiều cao 154.9mm thì 620S dễ dàng tương thích với rất nhiều vỏ case trên thị trường, nhất là các vỏ case phổ thông giá trị thấp. 

620S được trang bị 6 ống dẫn nhiệt (Heatpipe) được gia công với chất lượng cao, đường kính 6mm kết nối với phần đế đồng CPU được đánh bóng kĩ lưỡng nhằm tiếp xúc tốt hơn với IHS CPU để nâng cao hiệu quả giải nhiệt. Hầu hết các tản nhiệt thuộc phân khúc trung và cao cấp đều sử dụng phương pháp tản nhiệt này. Các ống dẫn nhiệt và lá nhôm tản nhiệt được kết nối bằng phương pháp ép khít cơ bản với 50 lá nhôm được bố trí xếp chồng lên nhau như tòa nhà cao tầng, đây là kiểu bố trí rất cơ bản ở các dòng tản nhiệt khí. Đặc biệt hơn cả là 620S hoàn tương không cấn RAM hoặc Heatsink VRM trên Main  khi phần tản nhiệt ở phía bên dưới được cắt tỉa gọn gàng và thu hẹp khoảng 1cm so với bên trên.

 

Sản phẩm bạn đã xem
zalo
hotline 0966.799.777
TƯ VẤN KHÁCH HÀNG